Dự án nghiên cứu:
DT2015-06 Theo dõi diễn biến chất lượng thuốc lá nguyên liệu ở các vùng trồng cây thuốc lá chính trong cả nước ( năm 2015 )

Ngày tạo2024-08-02T04:08:57Z
Ngày tạo2024-09-15T11:23:09Z
Ngày sẵn sàng2024-08-02T04:08:57Z
Ngày sẵn sàng2024-09-15T11:23:09Z
Năm hoàn thành2015
Tóm tắtĐe tài khảo sát thông qua 196 phiếu điều tra tại 86 xã thuộc 17 huyện của 10 tỉnh trồng thuốc lá vàng sấy trên cả nước với tổng diện tích điều tra 6052,3ha (phía Bắc là 4139,7ha và phía Nam là 1.912,6ha). Tiến hành lẩy 60 mẫu thuốc lá nguyên liệu tại 30 xã đại diện cho 10 vùng trồng chính để tiến hành đánh giá về tính chất lý học, thành phần hoá học và bình hút cảm quan. 7 Khu vực phía Nam: năng suất trung bình giảm, tỷ lệ cấp loại tăng so với năm 2014. Kích thức lá vị bộ c trung bình toàn vùng là 54,2x20,3cm và vị bộ B là 55,7xl9,6cm, tăng so với mùa vụ 2013-2014. Độ dầy trung bình lá thuốc vị bộ c là 0,0353mm, lá thuốc vị bộ B độ dầy trung bình đạt 0,0478mm. Tỷ lệ cọng/lá trung bình ■ vị bộ c là 36% và vị bộ B là 35%. Hàm lượng nicotỉn tại các vùng Tây Ninh và Bà Rịa Vũng Tầu giảm và hàm lượng đường khử tăng so với các năm gần đây. Vùng Gia Lai hàm lượng nỉcotin tăng và đường khử giảm so với vụ mùa 2014. Hàm lượng đường khử tầng lá B không giảm nhiều so với tầng iá c. Hàm lượng clo tăng cao tại vùng Tây Ninh và Đắk Lắk, một số mẫu có hàm lượng clo cao ảnh hưởng mạnh đến tính chất hút TLNL. về chất lượng đánh giá cảm quan: hương, vị các mẫu thuốc lá nguyên liệu từng vùng giảm với vụ mùa 2013-2014 từ 0,1-0,2 điểm. Các mẫu thuốc lá B2 có hương và vị tốt hơn so với các mẫu C2. Khu vực phía Bắc: vùng Cao Bằng, Bắc Kạn tỷ lệ cấp 1+2 cao hơn so với các vùng Lạng Sơn và Bắc Giang. TLNL phía Bắc có tỷ lệ cấp 1+ 2 đạt 25. - 53,8%, tỷ lệ cấp 3 từ 32,5 - 54,7% và cấp 4, tận dụng chiếm 12,9 - 30%, khu vực Lạng Sơn, Bắc Giang có tỷ lệ cấp 4 và tận dụng khá cao từ 28,2 - 30%. Kích thước lá vị bộ c trung bình 50,4xl8,4cm, chiều dài giảm, chiều rộng tăng so với nãm 2014. Độ dầy trung bình toàn vùng 0,034mm và tỷ lệ cọng/lá trung bình toàn vùng 34% giảm so với năm 2014 và tương đương với năm 2013. Kích thước lá vị bộ B trung bình 50,3x17,lem, độ dầy lá thuốc đạt 0,04 mm và tỷ lệ cọng/lá trung bình toàn vùng là 33,8%. Thành phần nicotin giảm so với năm 2014 tại các vùng Bắc Kạn, Lạng Sơn và Bắc Giang. Hàm lượng đường khử toàn vùng tăng. Đánh giá cảm quạn các mẫu thuốc lá nguyên liệu Bắc Kạn, Lạng Sơn và Bắc Giang có sự giảm nhẹ về điểm hương và vị so với Xuân 2014. Kết quả đảnh giá chất lượng các mẫu nguyên liệu của Hội đồng bình hút Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam: Vị bộ C: Cao Bằng> Gia Lai>Bắc Kạn>Đắk Lắk> Tây Ninh> Lạng Sơn;Vị bộ B: Cao Bằng> Gia Lai>Bắc Kạn>Tây Ninh> Lạng Sơn> Đắk Lắk. Từ kết quà đề tài, Viện Kinh tế Kỹ thuật thuốc lá đã ra Thông báo số 220 /TBVTL ngày 18/6/2015 và Thông báo số 416/TB-VTL ngày 10/9/2015 về chất lượng thuốc lâ nguyên liệu năm 2015 đến phòng Kỹ thuật - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, phòng Nghiên cứu phát triển - Tổng công ty Thuốc lả Việt Nam, các đơn vị sản xuất nguyên liệu, các đơn vị sản xuẫt thuốc lá điếu trong Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
Số trang119
Urlhttps://khcnthuocla.vn/handle/123456789/1159
vi_VN
Bản quyềnTổng Công ty Thuốc lá Việt Nam
Chủ đềCông nghệ thuốc lá
Tên đề tàiDT2015-06 Theo dõi diễn biến chất lượng thuốc lá nguyên liệu ở các vùng trồng cây thuốc lá chính trong cả nước ( năm 2015 )
Loại tài liệuProject
Loại tài liệuProject
Ngày kết thúc11/2015
Chủ nhiệmKiều Văn Tuyển
Ngày bắt đầu11/2014
Tệp tin