Dự án nghiên cứu: DT2018-06 Nghiên cứu bệnh thối gân mạng lưới do virus PVY (POTATO VEIN Y) gây hại cây thuốc lá và xây dựng biện pháp phòng trừ
Ngày tạo | 2024-08-02T07:14:15Z |
Ngày tạo | 2024-09-15T11:25:45Z |
Ngày sẵn sàng | 2024-08-02T07:14:15Z |
Ngày sẵn sàng | 2024-09-15T11:25:45Z |
Năm hoàn thành | 2018 |
Tóm tắt | Năm 2016 - 2018, Viện Thuốc lá thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu bệnh thối gần mạng lưới do virus PVY (Potato veỉn Y) gây hại cây thuốc lá và xây dựng biện pháp phòng trừ" và đạt được những kết quả sau: , Kết quả điều tra bệnh thối gân mạng lưới do virus PVY gây hại (2016 — 2017): Bệnh PVY gây hại hầu hết các tỉnh trồng thuốc lá phía Bắc và các giống thuốc lá đang trồng hiện nay. Bệnh gây hại mạnh tại vùng Bắc Sơn, Chi Lăng - Lạng Sơn với tỷ lệ bệnh 6,3 - 13,5% và gây hại nhẹ ở các vùng trồng thuốc lá khác. PVY phát sinh gây hại từ giai đoạn trồng đến thu hoạch, nhưng gây hại mạnh nhất từ giai đoạn trồng đến 14 - 16 lá, vào tháng 2 - 3. Từ tháng 4 trở đi, bệnh gây hại giảm. Kết quả chẩn đoán bệnh do virus PVY (năm 2016): Qua phân tích 60 mẫu bệnh thu thập tại các vùng trồng thuốc lá phía Bắc đã xác định được 4 chủng virus PVY gây hại thuốc lá bao gồm: PVY°, PVYNTN, PVYC và một chùng PVY mới. Trong đó, PVY° gây hại phổ biến ở các vùng trồng. Trong các vùng trồng, Bắc Sơn - Lạng Sơn nhiễm nhiều chủng virus nhất với 4 chủng và Cao Bằng, Bắc Kạn chi nhiễm chủng PVY°. Nghiên cứu ảnh hưởng của virus PVY đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng thuốc lá (năm 2016): Cây thuốc lá nhiễm bệnh 15-35 ngày sau trồng, chiều cao và năng suất của cây thuốc lá giảm tương ứng 41,4 - 73,8% và 45,9 - 58,9%; Và hàm lượng nicotin và đường khử giảm 28,5 - 42,9% và 22,4 - 56,5% ở cả hai giống C9-1 và GL7. Sau 50 - 60 ngày trồng cây nhiễm bệnh, năng suất và chất lượng thuốc lá giảm nhẹ. Nghiên cứu khả năng bảo tồn độc tính gây bệnh của virus PVY (năm 2016): Virus PVY bảo tồn độc tính gây bệnh được 4 ngày trong mẫu bệnh được bảo quản trong điều kiện phòng thí nghiệm khi mẫu bệnh tươi và có dịch nhựa. Sau 5 ngày bảo quản, mẫu bệnh khô héo, không có dịch nhựa thì virus mất khả năng gây bệnh. Nghiên cứu đặc tính sinh học của virus PVY (năm 2016): virus có khả năng truyền bệnh qua tiếp xúc cơ học và côn trùng môi giới (rệp). Trong đó, bệnh lan truyền qua môi giới là phương thức chủ yếu trên đồng ruộng. Hiệu quả truyền bệnh của rệp cao nhất ở mật độ 5 - 7 con/cây và thời gian truyền bệnh 30 - 60 giây. Đánh giá tính kháng bệnh virus PVY của các dòng, giống thuốc lá (năm 2017): Các dòng, giống thuốc lá đang trồng hiện nay ở các tỉnh phía Bắc đều bị nhiễm bệnh PVY. Trong đó, dòng D61 có mức độ nhiễm trung bình - kháng trung bình (MS - MRi);Giổng GL6 nhiễm trung bình (MS); Dòng D9, D65 và giống VTL5H, GL7, C91 nhiễm - nhiễm trung bình (S - MS); Giống VTL81, GL2, C71, BS3, SPG225, SPG220 và NC81 nhiễm bệnh (S); Dòng D44, D60, D64, D53 và giống TL16 nhiễm đến nhiễm cao (S -HS) với bệnh PVY. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến bệnh virus PVY (Năm 2017): Cây thuốc lá trồng thời vụ sớm bị nhiễm bệnh nặng và gây thiệt hại nghiêm trọng đen năng suất, chất lượng thuốc lá so với chính vụ và thơi vụ muộn. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời vụ sớm nhiễm bệnh 100%, CSB: 90,1% và năng suất lá tươi chỉ đạt 7,1 tấn/ha, giảm 68,2% so với thời vụ muộn và 61,8% so với chính vụ. Trong khi đó, thời vụ muộn nhiễm bệnh 21,5%, CSB 13,5% và năng suất lá tươi đạt 22,3 tấn/ha. Kiểm soát côn trùng môi giới ảnh hưởng đến bệnh virus PVY (Năm 2017) - Phòng trừ rệp trưởng thành và rệp non bắt đầu xuất hiện trên đồng ruộng có hiệu quả phòng trừ bệnh PVY cao nhất đạt 46,2%. Việc phòng trừ khi rệp (không cánh) xuất hiện phổ biến trên đồng ruộng hoặc phun thuốc định kỳ 7 ngày/lần không có ý nghĩa phòng trừ bệnh PVY, ngược có thể làm bệnh gây hại mạnh hơn. - Phun thuốc phòng trừ rệp từ giai đoạn trồng đen 6 - 8 lá có hiệu quả phòng trừ bệnh PVY cao nhất đạt 6,3% và cao hơn các công thức phun thuốc định kỳ từ giai đoạn trồng đến 22 - 24 lá (-20,8 đến -14,5%) hoặc đến giai đoạn ngắt ngọn (-23,1%). Vệ sinh tiêu hủy cây bệnh ảnh hưởng đến bệnh virus PVY (Năm 2017) Vệ sinh tiêu hủy cây bệnh, cây ký chủ phụ của bệnh và môi giới truyền bệnh có tác dụng hạn chế virus PVY phát sinh gây hại trên đồng ruộng. Kết quả nghiên cứu cho thấy công thức vệ sinh tiêu hủy cây bệnh có tỷ lệ bệnh từ 9,9 - 12,3% và CSB 6,7 - 8,9%. Trong khi đó, công thức đối chứng không tiêu hủy cây bệnh có tỷ lệ bệnh 20,4 - 32,1% và CSB: 15,9-26,3%. Phòng trừ bệnh virus PVY (Năm 2018): Phòng trừ bệnh PVY theo chương trình IPM đem lại hiệu quả phòng trừ và kinh tế trong sản xuất thuốc lá ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt những khu vực bị nhiễm bệnh nặng. Kêt quả thí nghiệm tại Bắc Giang cho thấy cây thuốc lá trồng thời vụ sớm có thu nhập 30,038 triệu đồng/ha và vượt đối chứng 111,4% (Thí nghiệm đối chứng bị lỗ -3,434 triệu đồng); Với vụ muộn, hiệu quả kinh tế 31,5 triệu đồng/ha và vượt đối chứng 45,7%. Đối với vùng Bắc Sơn - Lạng Sơn, cây thuốc lá trồng thời vụ muộn nhiễm bệnh nhẹ, hiệu quả kinh tế của thí nghiệm IPM chỉ cao hơn đối chứng 1,8%. |
Số trang | 249 |
Url | https://khcnthuocla.vn/handle/123456789/1169 |
vi_VN | |
Bản quyền | Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam |
Chủ đề | Sinh học nông nghiệp |
Tên đề tài | DT2018-06 Nghiên cứu bệnh thối gân mạng lưới do virus PVY (POTATO VEIN Y) gây hại cây thuốc lá và xây dựng biện pháp phòng trừ |
Loại tài liệu | Project |
Loại tài liệu | Project |
Ngày kết thúc | 12/2018 |
Cán bộ tham gia | Nguyên Bá Đình, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Hồng Thái, Ngô Văn Dư, Đỗ Thị Thúy |
Chủ nhiệm | ThS. Nguyễn Văn Chín |
Ngày bắt đầu | 01/2018 |