Dự án nghiên cứu:
DT2014-10 Sản xuất thử nghiệm giống thuốc lá vàng sấy TL16 tại Cao Bằng, Lạng Sơn

Ngày tạo2024-08-02T04:01:02Z
Ngày tạo2024-09-15T11:25:42Z
Ngày sẵn sàng2024-08-02T04:01:02Z
Ngày sẵn sàng2024-09-15T11:25:42Z
Năm hoàn thành2014
Tóm tắtTháng 01/2013, giống thuốc lá TL16 đã được Bộ NN&PTNT công nhận là giống sản xuất thử. Năm 2013, giống TL16 đã được triển khai sản xuất thử với quy mô 50 ha tại Cao Bằng, Lạng Sơn. Kết quả thu được rất khả quan về năng suất cũng như chất lượng nguyên liệu. Vì vậy, để đạt được mục tiêu được công nhận là giống cây trồng mới cho giống thuốc lá TL16, năm 2014 đề tài tiếp tục thực hiện các nội dung nghiên cứu sau: - - Đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu sâu bệnh của giống TL16 trong điều kiện sản xuất thử tại Cao Bằng, Lạng Sơn. - Khảo nghiệm kỹ thuật về thời vụ biện pháp ngắt ngọn đối với giống TL16 tại Cao Bằng, Lạng Sơn làm cơ sở để xây dựng Quy trình kỹ thuật trồng trọt. Kết quả nghiên cứu năm 2014 * Ket quã sản xuất thử tại Cao Bằng, Lạng Sơn Nội dung sản xuất thử được triển khai đồng bộ, đúng tiến độ và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Tại Cao Bằng, diện tích triển khai 30ha, bao gồm 93 hộ nông dân tại các thôn: Nà Khá, Pác Pan xã Nam Tuấn huyện Hòa An. Giống TL16 trong điều kiện sản xuất thử được đánh giá sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh hại, cho năng suất 23,5 tạ/ha, vượt đổi chứng 21,8%. Tỷ lệ lá cấp 1+2 đạt 51%, được đánh giá tương đương đối chứng. Điểm bình hút đạt 39,1 điểm, được đánh giá có tính chất hút khá, tương đương đối chứng. Tại Lạng Sơn, diện tích triển khai 20ha, bao gồm 84 hộ nông dân tại các thôn: Liên Hương, Liên Lạc, Tràng Sơn II, Làng Dọc xã Vũ Lặng huyện Bắc Sơn. Giống TL16 tại đây cũng được đánh giá sinh trưởng và phát triển;tổt, ít sâu bệnh hại, cho năng suất 20,6 tạ/ha, vượt đối chứng 10,2%. Tỷ lệ lá cấp 1+2 đạt 45%, được đánh giá tương đương đối chứng. Điểm bình hút đạt 38,6 điểm, được đánh giá có tính chất hút khá, tương đương đối chứng. * Kết quả khảo nghiệm về thời vụ và biện pháp ngắt ngọn Đồ tài tiến hành khảo sát trong hai thời vụ: xuân sớm và xuân chính vụ kết hợp với ba mức ngắt ngọn tương ứng với số lá thu hoạch để lại là 20 - 22 - 24 lá. Kết quả tại Cao Bằng: trong hai thời'vụ cây đều sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh hại. Vụ sớm cho năng suất trung bình 23,8 tạ/ha, có xu hướng thấp hơn so với chính vụ (24,9 tạ/ha). Mức để 20 lá thu hoạch cho năng suất trung bình thấp nhất (22,8 tạ/ha), tiếp đến là mức để 22 lá thu hoạch (24,4 tạ/ha) và mức để 24 lá thu hoạch cho năng suất trung bình cao nhất (25,9 tạ/ha). Chất lượng nguyên liệu vụ sớm được đánh giá cao hơn chính vụ và mức ngắt ngọn để 22 -, 24 lá thu hoạch được đánh giá phù hợp hơn mức để 20 lá thu hoạch. Kết quả tại Lạng Sơn: tương tự như vùng Cao Bằng, cây đều sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh hại. Vụ sớm cho năng suất trung bình 21,1 tạ/ha, có xu hướng cao hơn sọ với chính vụ (20,2 tạ/ha). Mức để 20 lá thu hoạch cho năng suất Ịrung bình thấp nhất (19,5 tạ/ha), tiếp đến là mức để 22 lá thu hoạch (20,6 tạ/ha) và mức để 24 lá thu hoạch cho năng suất trung bình cao nhất (21,8 tạ/ha). Chất lượng nguyên liệu vụ sớm được đánh giá tốt hơn chính vụ, số lá thu hoạch để mức thấp (20 lá) có xu hướng cho chất lượng nguyên liệu tổt hơn mức để cao (24 lá).
Số trang90
Urlhttps://khcnthuocla.vn/handle/123456789/1155
vi_VN
Bản quyềnTổng Công ty Thuốc lá Việt Nam
Chủ đềSinh học nông nghiệp
Tên đề tàiDT2014-10 Sản xuất thử nghiệm giống thuốc lá vàng sấy TL16 tại Cao Bằng, Lạng Sơn
Loại tài liệuProject
Loại tài liệuProject
Ngày kết thúc12/2014
Cán bộ tham giaKS. Nguyễn Bá Đình KTV. Nguyễn Xuân Toản
Chủ nhiệmNguyễn Hồng Quân
Ngày bắt đầu01/2014
Tệp tin